![]() |
Nguồn: http://www.lifeofthelaw.org/qa-legal-start-up-of-the-day-priori-legal/ |
Bạn nhận thấy một cơ
hội và quyết định tận dụng nó bằng việc tung ra thị trường một sản phẩm hoặc một
dịch vụ? Và rồi, bạn quyết định thành lập doanh nghiệp để bắt đầu hoạt động kinh doanh? Dưới đây là các vấn đề pháp lý chung nhất mà bạn cần lưu ý trước khi khai sinh ra Doanh nghiệp:
1. Bảo vệ sản phẩm của ý tưởng: Ý tưởng khi nằm
trong não của ai đó thi chưa có giá trị gì, tuy nhiên, khi ý tưởng đó được cụ
thể bằng một giải pháp (sản phẩm/dịch vụ) thì giải pháp đó trở thành một loại
tài sản. Tài sản này cần được bảo vệ theo một cách thức phù hợp trước khi bạn
thương mại hoá nó để đề phòng sự xâm phạm từ người khác. Theo Luật sở hữu trí
tuệ, bạn có thể tự bảo vệ hoặc đăng ký bảo hộ tuỳ vào loại tài sản mà bạn có..
2. Các điều kiện kinh doanh: Tự do kinh doanh đã được ghi nhận ở nước ta, nhưng điều đó không có
nghĩa là bạn có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề nào? Theo quy định hiện hành,
có những ngành bạn không được phép kinh doanh (buôn bán vũ khí, ma tuý…); có những
ngành bạn phải có chứng chỉ hành nghề (kiểm toán, môi giới bất động sản…); có
những ngành nghề bạn phải có một số vốn tối thiểu (ngân hàng, bảo hiểm…); có những
ngành nghề bạn phải được sự cho phép của cơ quan quản lý chuyên ngành (kinh
doanh rượu, khách sạn…). Thông thường, khi đăng ký kinh doanh tại Sở KH-ĐT, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định. Tuy nhiên, phần lớn các điều kiện kinh doanh lại do các cơ quan chuyên ngành quy định, để được kinh doanh, bạn phải đáp ứng các điều kiện chi tiết và được cấp phép bởi các cơ quan này.
3. Loại hình doanh nghiệp: Bạn sẽ lựa chọn mô hình
nào cho việc lập một doanh nghiệp? Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty
cổ phần hay công ty hợp danh? Mỗi loại hình là một kiểu tổ chức quản lý doanh
nghiệp tương ứng. Bạn cần chọn mô hình phù hợp với tình hình hiện tại và tầm
nhìn của bạn.
4. Thuế, kế toán: Bắt đầu một doanh nghiệp là bạn bắt
đầu phát sinh nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước. Nghĩa vụ này thường gồm
các hoạt động như kê khai, khấu trừ và nộp thuế cho nhà nước. Các loại thuế có
thể phát sinh trong hoạt động của bạn gồm: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế VAT, thuế tài nguyên…Kèm với đó là việc theo dõi các hoạt động
kinh doanh qua nghiệp vụ kế toán. Pháp luật yêu cầu bạn phải bố trí người phụ
trách công tác này và xây dựng hệ thống sổ sách phù hợp với quy mô của doanh
nghiệp. Bạn có thể lựa chọn giữa việc thuê ngoài hoặc thiết lập bộ phận này ở doanh nghiệp của mình.
5. Lao động: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng
trong quá trình kinh doanh của bạn. Làm sao để người lao động làm việc hiệu quả?
Giữ chân được nhân tài là sự đau đáu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trước
khi nghĩ đến những chính sách đãi ngộ, pháp luật yêu cầu bạn đảm bảo những điều
kiện tối thiểu về lương, thời giờ làm việc, các loại bảo hiểm bắt buộc…Đồng thời,
trên nền tảng của pháp luật lao động, bạn có thể thiết lập nội quy, thoả ước để
hài hoà mối quan hệ với người lao động.
Hi vọng là bạn đã có một cái nhìn tổng quan để bắt đầu xuất hiện trên thị trường với tư cách một doanh nghiệp. Khá là phức tạp nhưng bạn đừng bỏ qua nhé, dường như mọi hoạt động
trong quá trình kinh doanh của bạn đều gắn với yếu tố pháp lý, đây chỉ là những bước đầu tiên. Hãy tìm kiếm một nhà tư vấn/luật
sư tại nơi bạn kinh doanh mà bạn có thể tin tưởng để chắc rằng bạn hiểu rõ chúng khi bắt đầu nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét